Lọc gió máy nén khí giữ vai trò làm sạch không khí đầu vào, giúp loại bỏ bụi bẩn khỏi dòng khí nhằm bảo vệ bộ tách dầu, lọc dầu và các chi tiết chuyển động khác. Liên hệ ngay 096 474 4392 để được vấn chọn mua với mức giá ưu đãi nhất.
Lọc gió (còn gọi là lọc khí) là một trong những thiết bị quan trọng trong máy nén khí. Bộ phận này có chức năng bảo vệ cụm đầu nén, lọc tách, lọc dầu và các chi tiết trong chuyển động khỏi sự tấn công của bụi bẩn, giảm thiểu khả năng các bộ phận bị ăn mòn, hư hỏng… Chúng được cấu thành từ nhiều lớp giấy lọc và tráng một lớp dầu bên ngoài nhằm tăng khả năng giữ lại bụi bẩn.
Lọc gió được lắp bên trong một khoang nhựa, thường xuất hiện ở hai vị trí là cửa hút máy nén khí và đường ống máy, ở vị trí này lọc gió có thể loại bỏ được những hạt bụi hay các vật rắn khác khỏi dòng khí nhằm hạn chế sự ăn mòn hay trầy xước ở các chi tiết do những tạp chất này gây ra.
Khi bạn mở khoang chứa lọc gió ra, có thể thấy một lượng lớn bụi bẩn được tích tụ lại bởi có đến 80% bụi bẩn của máy nén khí được loại bỏ thông qua khoang này, và 20% còn lại sẽ được loại bỏ bởi bộ lọc gió.
Phân loại lọc gió máy nén khí
Dưới đây là 3 cách phân loại chính của lọc gió máy nén khí:
Phân loại theo cấu tạo của lọc gió gồm 2 loại sau:
Lọc gió đơn: Gồm một lớp lọc duy nhất, thường được sử dụng cho các máy nén khí nhỏ.
Lọc gió đa cấp: Gồm nhiều lớp lọc, mỗi lớp có chức năng lọc khác nhau, thường được sử dụng cho các máy nén khí lớn.
Phân loại theo chất liệu. Lọc gió gồm 3 loại sau:
Lọc gió giấy: Chất liệu phổ biến nhất, giá thành rẻ, hiệu quả lọc tốt.
Lọc gió sợi thủy tinh: Hiệu quả lọc cao, có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
Lọc gió kim loại: Bền bỉ, có thể sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao.
Phân loại theo mức độ lọc gồm 3 loại:
Lọc gió thô: Loại bỏ bụi bẩn có kích thước lớn.
Lọc gió mịn: Loại bỏ bụi bẩn có kích thước nhỏ và hơi nước.
Lọc gió tinh: Loại bỏ bụi bẩn siêu nhỏ và các chất ô nhiễm khác.
Cấu tạo lọc gió máy nén khí
Cấu tạo của bộ lọc gió bao gồm các thành phần: Vỏ lọc, màng lọc, khung lọc. Mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ tạp chất và bảo vệ máy nén khí khỏi hỏng hóc.
Vỏ lọc: Chịu trách nhiệm bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tạp chất bên ngoài. Thông thường, chúng được làm từ vật liệu chịu nhiệt như kim loại hoặc nhựa cứng, giúp bảo vệ màng lọc và khung lọc bên trong.
Màng lọc: Là bộ phận chính trong việc loại bỏ hạt bụi và tạp chất từ không khí. Thông thường, chúng được làm từ sợi vải hoặc sợi Composite có độ bền cao và khả năng lọc tốt.
Khung lọc: Giữ cho màng lọc ổn định và chắc chắn trong quá trình hoạt động, thường được làm từ vật liệu như nhôm, thép hoặc nhựa cứng. Khung lọc tạo không gian để màng lọc có thể hoạt động một cách hiệu quả.
Những thương hiệu lọc gió máy nén khí phổ biến
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại lọc gió dùng trong máy nén khí với những thương hiệu chính hãng, nổi tiếng được khách hàng tin dùng nhiều nhất như: Lọc gió Atlas Copco, lọc gió Ingersoll Rand, lọc gió Sullair, lọc gió Hitachi, lọc gió Kobelco, lọc gió Fusheng, lọc gió Kyungwon, lọc gió Kaeser, lọc gió Buma….
Đối với những cơ sở sản xuất nhỏ muốn tiết kiệm chi phí cho hệ thống khí nén, bạn có thể lựa chọn lọc khí tương đương với chất lượng khá tốt, giá thành rẻ hơn. Liên hệ ngay 0964 744 392để được tư vấn lọc gió phù hợp nhất với nhu cầu sản xuất của bạn.
Bảng giá lọc gió máy nén khí
Dưới đây là bảng giá một số loại lọc gió máy nén khí của các thương hiệu phổ biến nhất:
Thương hiệu lọc gió
Giá lọc gió (VNĐ/cái)
Lọc gió Atlas Copco 1613740800
2,600,000
Lọc gió Ingersoll Rand 39903281
1,600,000
Lọc gió Sullair 02250044-537
1,500,000
Lọc gió Hitachi 59004040
2,200,000
Lọc gió Kobelco S-CE05-502
1,260,000
Lọc gió Fusheng 71161211-66010
1,200,000
Lọc gió Kyungwon C3020007
2,400,000
Lọc gió Hanshin 515054
1,200,000
Lọc gió Mann+Hummel C1176/3
1,100,000
Lọc gió Airpull 9691019368A
2,600,000
Lưu ý: Bảng bên trên chỉ là bảng giá bán lẻ. Giá của lọc gió máy nén khí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Hãy liên hệ 0964 744 392để có mức giá tốt nhất.
Dưới đây là 5 bước thay thế lọc gió máy nén khí đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật:
Bước 1: Đầu tiên nhấn nút STOP để dừng máy nén khí. Lưu ý: Bạn chỉ được thay thế khi chúng dừng hoạt động. Nếu thay thế thiết bị khi đang hoạt động, không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy, mà còn không bảo đảm an toàn của bạn.
Bước 2: Ngắt kết nối với dòng điện và đợi một lúc cho đến khi bộ báo áp suất dầu trở về vị trí 0MPa.
Bước 3: Mở cửa trước của máy nén khí trục vít. Sau đó mở nắp khoang chứa lọc gió và tháo lọc gió ra ngoài.
Bước 4: Kiểm tra lọc gió. Nếu như chúng chỉ cần vệ sinh thì bạn tiến hành vệ sinh. Còn trường hợp lọc gió cần thay, bạn chỉ cần lấy lọc gió mới, lắp đặt vào đúng vị trí của lọc gió cũ là được.
Bước 5: Hiệu chỉnh lại những thông số chuẩn cài đặt ban đầu cho máy.
Những lưu ý khi thay thế lọc gió máy nén khí
Lọc gió là linh kiện bị tiêu hao và cần được thay thế theo định kỳ. Sau đây là những lưu ý khi vệ sinh và thay thế lọc gió máy nén khí:
Thời gian thay thế bộ lọc gió, thông thường sau 3000 – 6000 giờ hoạt động (tùy từng điều kiện thực tế).
Vệ sinh lọc gió liên tục, cứ sau 3 – 5 ngày làm việc sẽ xịt bụi 1 lần.
Vệ sinh cả khoang chứa bộ lọc gió vì hầu hết bụi bẩn sẽ bám vào khoang này.
Khi thay thế lọc gió cần phải chú ý đến lưu lượng và kích thước của máy nén khí bạn đang sử dụng. Máy nén có lưu lượng lớn thì sử dụng loại lọc gió có kích thước lớn và ngược lại. Nếu kích thước của bộ lọc nhỏ hơn so với lưu lượng khí sẽ xảy ra hiện tượng sụt áp khiến cho bộ lọc nhanh hỏng.
Bộ lọc gió là bộ phận quan trọng và cần thiết cho hệ thống máy nén khí, do vậy bạn cần chọn mua những bộ lọc có chất lượng tốt, kích thước phù hợp với lưu lượng máy để đảm bảo hoạt động cho hệ thống.
Để nhận tư vấn hay báo giá từ các chuyên viên của Khí nén Á Châu, vui lòng điền thông tin yêu cầu bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi yêu cầu của bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc bạn có thể liên hệ qua email: khinenachau@gmail.com. Xin cảm ơn.