Máy nén khí là thiết bị quan trọng có mặt ở hầu hết các hoạt động trong công nghiệp sản xuất với chức năng hút không khí từ bên ngoài vào trong bình chứa. Tuy nhiên, với người mới lần đầu tiếp xúc chắc hẳn chưa nắm được quy trình vận hành máy nén khí như thế nào, để đảm bảo an toàn bài viết dưới đây Khí nén Á Châu hướng dẫn bạn chi tiết về việc vận hành máy nén khí.
Mục Lục
Đảm bảo an toàn khi vận hành máy nén khí
Để sử dụng máy nén khí an toàn, đơn vị sử dụng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Máy nén khí phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét. Không đặt máy trong vùng có khí có khả năng tự bốc cháy hay hỗn hợp khí có nguy cơ cháy nổ cao.
- Không được vận hành máy nén khí khi van an toàn, đồng hồ áp kế, rơle áp suất hoạt động không chính xác hoặc khi chưa lắp hệ thống che chắn dây curoa (và nên đặt phía lắp dây curoa hướng về bức tường, khoảng cách tối thiểu thuận tiện cho việc bảo dưỡng là khoảng 610mm
- Việc đấu nối nguồn điện vào động cơ phải được thực hiện qua cầu dao điện có nắp bảo vệ và phải có rơ le bảo vệ dòng quá tải của motor
- Ngắt điện khi không làm việc để tránh máy khởi động ngoài mong muốn.
- Không được thay đổi việc cài đặt mà không được sự đồng ý của người có trách nhiệm
- Xả hết áp lực khí nén trong hệ thống trước khi bảo trì sửa chữa đề đảm bảo an toàn.
- Motor điện máy nén khí phải được nối tiếp đất
- Việc đóng mở các van gió phải được thực hiện từ từ, tránh không để áp suất và công suất thiết bị dao động đột ngột
- Không được treo móc làm căng các hệ thống đường ống, dây điện hay bình chứa.
- Không được tự ý di chuyển máy, sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người phụ trách, quản lý máy nén khí
- Khi có hư hỏng ở các thiết bị có áp lực, phải báo cho bộ phận chuyên trách sửa chữa, không được tự ý tháo sửa chữa.
Cách lắp đặt máy nén khí
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt máy nén khí
- Chọn nơi khô ráo sạch sẽ, không dầu mỡ, hóa chất dễ cháy, nền xưởng phải vững chắc để đặt máy nén khí
- Cho phép đặt bình dưới mặt đất nhưng phải bảo vệ không được ngập nước, không bị gỉ sét và phải có lối đi đến các chi tiết của bình để kiểm tra, vận hành.
- Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất mà ở đó động cơ và máy nén có thể vận hành là 40oC (104oF), phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5m
Bước 2: Lắp động cơ điện cho máy nén khí
- Kiểm tra sự phù hợp nguồn điện cung cấp như số pha, điện áp và tần số được biểu hiện trên nhãn của động cơ.
- Bố trí của dây curoa thẳng hàng, vuông góc với động cơ
- Kiểm tra độ căng dây curoa. Dây nên được lắp sao khi ta dùng một lực (3~4.5)kg ở giữa dây đai thì đạt được độ võng vào khoảng cách 10-12 mm (tức không bị căng quá)
Bước 3: Kết nối động cơ điện
- Dùng dây điện có tiết diện vừa đủ đảm bảo cho việc tải dòng của động cơ mà không có sự hao tổn điện áp quá lớn (Tiết diện 01 mm2 dây đồng tải được 5A).
Quy trình vận hành máy nén khí
Quy trình vận hành máy nén khí được thông qua 3 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các thiết bị đo lường, bảo vệ: Van an toàn, áp kế, nhiệt kế, thước đo mức, rơ le chống quá áp
- Kiểm tra kỹ thuật các cơ cấu che chắn bảo vệ động cơ, dây curoa. Hệ thống dây nối đất, nối không.
- Xả nước ngưng trong bình chứa
Bước 2: Vận hành máy nén khí
- Ấn cầu giao điện, ấn nút khởi động máy. Chú ý đến các biểu hiện bất thường trong quá trình vận hành.
- Kiểm tra cưỡng chế hoạt động của van an toàn tối thiểu 1 lần/1ca. Chú ý đến hoạt động đóng ngắt của rơ le áp suất theo mức áp suất đã cài đặt từ trước.
- Không vận hành máy quá mức áp suất mà đơn vị kiểm định cho phép
Bước 3: Kết thúc quy trình vận hành máy nén khí
- Ngắt cầu dao điện, vệ sinh máy
- Ghi chép các thông số vận hành và cá biểu hiện bất thường vào nhật ký vận hành.
Trong quá trình vận hành máy nén khí cần lưu ý những gì?
Trong quá trình sử dụng máy nén khí cần lưu ý những điều sau để đảm bảo vận hành máy nén khí một cách trơn tru nhất:
- Cần đọc những chỉ dẫn và hướng dẫn sử dụng đi kèm của nhà sản xuất.
- Luôn trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ trong quá trình vận hành máy nén khí.
- Không được tiếp nhiên liệu hay thêm dầu khi máy đang hoạt động.
- Mô tơ điện có thể sẽ quá tải gây hư hỏng nếu vận hành vượt quá các thông số ghi trên bảng điện.
- Nên tránh xa các vật nhọn, bởi điều này có thể va chạm và làm cho máy thủng, nứt gây nguy hiểm khôn lường.
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí
Việc vận hành sử dụng máy nén khí cần phải bảo dưỡng máy nén khí để giúp cho máy nén khí hoạt động một cách tốt nhất và không làm gián đoạn quá trình làm việc của nhà máy với các mốc bảo dưỡng máy nén khí sau:
Vệ sinh thường liên
- Vệ sinh lọc gió 500 giờ
- Vệ sinh làm mát
Bảo dưỡng định kỳ tiêu chuẩn 3000/4000 giờ
- Bộ lọc khí
- Bộ lọc dầu
- Bộ lọc tách dầu
- Dầu máy nén khí
- Vệ sinh giàn tản nhiệt
- Tra mỡ động cơ
Xem thêm : Phụ tùng máy nén khí Chính hãng Giá rẻ
Bảo dưỡng cấp 6000 ~ 8000 giờ
- Thay thế vật tư tiêu hao theo chế độ 3000 – 4000 giờ
Bảo dưỡng cấp trung tu
- 24000 ~ 36000 giờ chạy máy
Bảo dưỡng cấp đại tu
- Phục hồi máy nén khí, thay vòng bi, thay phớt, phục hồi máy nén khí. Các chi tiết ống dầu, giàn bảng điều khiển, thiết bị điện đều được kiểm tra và cân nhắc thay thế.
Xem thêm : Dịch vụ bảo dưỡng máy nén khí
Khí nén Á Châu – Dịch vụ máy nén khí toàn cầu
Khí Nén Á Châu là địa chỉ phân phối máy nén khí, phụ tùng máy nén khí, dầu máy nén khí, và Bảo dưỡng máy nén khí…hàng đầu Việt Nam
Khí nén á châu tự hào là đơn vị có đội ngũ kỹ thuật với 13 năm kinh nghiệm làm việc với các hãng lớn tại Việt Nam như Atlas copco, Fusheng, Kobelco,.. chúng tôi cam kết
- Chất lượng đảm bảo: Cam kết hàng chính hãng 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Giá thành hợp lý: Mức giá cạnh tranh nhất so với cùng sản phẩm tương tự.
- Đội ngũ kĩ thuật nhiều kinh nghiệm: Hỗ trợ thay thế và bảo dưỡng máy nén khí định kỳ.
- Tư vấn thiết kế hệ thống máy nén khí: Được kỹ thuật có chuyên môn trực tiếp tư vấn.
- Phân phối toàn quốc: Vận chuyển toàn quốc, thanh toán linh hoạt.
CÔNG TY TNHH KHÍ NÉN Á CHÂU