Kiểm định máy nén khí và những điều cần biết

Kiểm định máy nén khí là việc làm bắt buộc nhằm mục đích đánh giá độ an toàn cũng như khả năng vận hành của máy. Hãy cùng Khí Nén Á Châu tìm hiểu những điều cần biết về quy định kiểm định các thiết bị bình chứa khí nén, máy nén khí trong bài viết sau đây nhé!

Máy nén khí có cần kiểm định không?

Máy nén khí là một thiết bị được dùng để làm tăng áp suất dòng chất khí. Do có chứa áp suất cao dễ gây cháy nổ, máy nén khí luôn phải đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Vì vậy theo thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH, máy nén khí, bình tích áp nằm trong danh mục các loại máy móc, thiết bị cần được kiểm định kỹ lưỡng theo định kỳ.

Việc kiểm định máy nén khí theo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn đồng thời phát hiện sớm các hư hỏng và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Nhờ vậy giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành của máy.

Kiểm định máy nén khí cần chú ý những gì?

Các loại máy nén khí cần phải kiểm định

Theo quy định, các bình chịu áp lực với áp suất hoạt động có định mức trên 0,7 bar bắt buộc phải tiến hành kiểm định định kì. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu năng hoạt động tất cả các loại máy nén khí đều phải được kiểm định theo đúng quy chuẩn.

Thời hạn kiểm định máy nén khí

Đối với các thiết bị lần đầu tiên đưa vào sử dụng thời hạn kiểm định 03 năm. Các bình có chứa môi chất ăn mòn kim loại, dễ gây cháy nổ và các bình sử dụng trên 12 năm có thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm/lần. Bình chứa hóa chất có độ ăn mòn cao, dễ cháy nổ đã sử dụng trên 12 năm và các bình đã sử dụng trên 24 năm thời hạn kiểm định 01 năm/lần.

Tuy nhiên, thời hạn kiểm định máy nén khí không chỉ phụ thuộc vào loại máy mà còn tùy theo môi trường hoạt động và tình trạng làm việc của thiết bị. Ngoài ra, công tác bảo trì bảo dưỡng của đơn vị sử dụng cũng ảnh hưởng tới thời hạn kiểm định của máy. Do đó, thời gian kiểm định chính xác sẽ được kiểm định viên quyết định sau quá trình kiểm tra.

Các trường hợp cần kiểm định

Kiểm định máy nén khi khi hết thời hạn

Kiểm định lần đầu bắt buộc đối với các loại máy nén khí mới xuất xưởng trước khi đưa vào hoạt động.

Kiểm định máy nén khí định kỳ là những lần kiểm định tiếp theo sau khi thiết bị đã hết thời hạn kiểm định lần đầu.

Kiểm định bất thường được thực hiện sau khi máy nén khí được sửa chữa hoặc trong quá trình vận chuyển xảy ra sự cố theo yêu cầu của thanh tra hay đơn vị sử dụng.

Mức phạt nếu máy nén khí không được kiểm định

Theo điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã quy định rõ về mức xử phạt khi sử dụng máy nén khí không được kiểm định như sau:

Mức phạt 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ áp dụng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày sau khi đưa máy vào sử dụng.

Mức phạt đối với hành vi tiếp tục sử dụng thiết bị máy nén khí không đạt yêu cầu kiểm định là 50.000.000 VNĐ – 75.000.000 VNĐ.

Nếu không kiểm định máy nén khí sẽ bị phạt từ 2 đến 3 lần mức tổng chi phí kiểm định máy nén khí dựa trên mức giá tối thiểu theo quy định.

Bảng giá kiểm định máy nén khí

STT

Chủng loại thiết bị Đơn vị Dung tích

Chi phí

1 Máy nén khí Thiết bị Đến 2m3 500.000
2 Máy nén khí Thiết bị Trên 2m3 đến 10m3 800.000
3 Máy nén khí Thiết bị Trên 10m3 đến 25m3 1.200.000
4 Máy nén khí Thiết bị Trên 25m3 đến 50m3 1.500.000
5 Máy nén khí Thiết bị Trên 50m3 đến 100m3 4.000.000
6 Máy nén khí Thiết bị Trên 100m3 đến 500m3 6.000.000
7 Máy nén khí Thiết bị Trên 500m3 7.500.000

Quy định kiểm định máy nén khí

Điều kiện kiểm định máy nén khí

Trước khi tiến hành hoạt động kiểm định, thiết bị cần đảm bảo các điều kiện như sau:

  • Máy nén khí không bị móp méo, rỉ sét, được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn như đồng hồ áp suất, van an toàn, rơ le và luôn trong trạng thái sẵn sàng cho hoạt động kiểm định.
  • Đảm bảo các yếu tố về môi trường, thời tiết để không lảm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định máy nén khí.
  • Phải xuất trình được đầy đủ hồ sơ chứng minh xuất sứ máy nén khí đối với các thiết bị mới xuất xưởng, thiết bị nhập khẩu.
  • Đảm bảo về điều kiện an toàn vệ sinh lao động.

Quy trình kiểm định máy nén khí

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết bị có phù hợp với sản phẩm đang có trên hiện trường không? Kiểm tra các kiến nghị kiểm định trước đó nếu có.

Bước 2: Kiểm tra các chi tiết kỹ thuật bên trong và bên ngoài thiết bị. Đối với bên ngoài máy, dùng trực quan để đánh giá các yếu tố như rỉ sét, móp méo, có đầy đủ các thiết bị an toàn hay không.

Giấy kiểm định máy nén khí theo quy định

Bước 3: Kiểm tra thử nghiệm độ bền, độ kín của máy khí nén. Theo quy định 6 năm tiến hành thử thủy lực một lần, đối với các thiết bị định kỳ dưới 6 năm sử dụng thiết bị siêu âm để kiểm tra độ dày của thành bình.

Bước 4: Kiểm tra khả năng vận hành của thiết bị bằng cách cho máy hoạt động ở điều kiện bình thường trong 60 phút.

Tem kiểm định máy nén khí theo tiêu chuẩn

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định máy khí nén bằng việc dán tem kiểm định cho thiết bị đạt yêu cầu. Đối với những thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định viên có thể đưa ra phương án phù hợp với tình trạng thực tế để chủ sở hữu khắc phục sớm nhất.

Đơn vị kiểm định máy nén khí uy tín chuyên nghiệp

Máy khí nén thuộc danh mục các thiết bị vật tư có quy định an toàn lao động nghiêm ngặt. Chỉ những tổ chức uy tín được nhà nước cấp phép mới có thể thực hiện chức năng kiểm định máy nén khí. Trên đây Khí Nén Á Châu đã chia sẻ chi tiết kiểm định máy nén khí và những điều cần biết. nếu cần tư vấn các dịch vụ máy nén khí xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KHÍ NÉN Á CHÂU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *