Thủ tục nhập khẩu máy nén khí

Thủ tục nhập khẩu máy nén khí

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ mặt hàng minh nhập khẩu có mã HS là gì. Ứng với mỗi mã HS, chính sách áp thuế sẽ khác nhau và nghĩa vụ đóng thuế cũng sẽ có sự thay đổi. Chúng cũng tương ứng với số giấy tờ bạn cần chuẩn bị cho bộ thủ tục nhập khẩu máy nén. Máy nén khí là một loại máy được chia làm nhiều nhóm với công nghệ và ứng dụng khác nhau. Mỗi chủng loại sẽ có mã HS riêng, nào bây giờ bạn hãy tra mã HS máy nén khí cần nhập khẩu.

Mã HS máy nén khí

Bên dưới là bảng tra mã HS code cho máy nén khí do cục hải quan HCM cung cấp. Cách đọc cụ thể. Vd: Chương 8414 / Phân nhóm 841430 | Phân nhóm 841440

Chương 84 Nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng Tên tiếng anh
8414 Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. Air or vacuum pumps, air or other gas compressors and fans; ventilating or recycling hoods incorporating a fan, whether or not fitted with filters.
84141000 – Bơm chân không – Vacuum pumps
841420 – Bơm không khí điều khiển bằng tay hoặc chân – Hand- or foot-operated air pumps:
84142010 – Bơm xe đạp – Bicycle pumps
84142090 – Loại khác – Other
841430 – Máy nén sử dụng trong thiết bị làm lạnh: – Compressors of a kind used in refrigerating equipment:
84143040 – Có công suất làm lạnh trên 21,10 kW, hoặc có dung tích làm việc trên một chu kỳ từ 220 cc trở lên – With a refrigeration capacity exceeding 21.10 kW, or with a displacement per revolution of 220 cc or more
84143090 – Loại khác – Other
84144000 – Máy nén không khí lắp trên khung có bánh xe di chuyển – Air compressors mounted on a wheeled chassis for towing
Bảng mã HS Click link cụ thể đến cục hải quan HCM

Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy nén khí

Hồ sơ gồm 2 phần cho hai bước

1, Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng máy nén khí nhập khẩu:

  1.      – Hoá đơn thương mại.
  2.      – Phiếu đóng gói (Packing List).
  3.      – Vận đơn (Bill of Landing).
  4.      – Tài liệu kỹ thuật của thiết bị.
  5.      – Bảng mô tả chi tiết hàng hoá. 

   Sau khi có kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần làm bộ hồ sơ thứ 2

2, Đăng ký đánh giá chứng nhận phù hợp hồ sơ gồm có:

  1.      – Hoá đơn thương mại.
  2.      – Hợp đồng mua bán.
  3.      – Packing List.
  4.      – Vận đơn.
  5.      – Catalogues.
  6.      – Kết quả kiểm tra chất lượng.
  7.      – Tài liệu kỹ thuật của lô hàng.
  8.      – Chứng nhận xuấ xứ hàng hoá.

3, Hồ sơ trình hải quan,

khi hoàn thành xong 2 bước trên. Hồ sơ gồm có:

  1.      Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  2.      Hoá đơn thương mại (Invoice).
  3.      Vận đơn (Bill of Lading).
  4.      Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
  5.      Các chứng từ liên quan khác.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *